Chương III. Lời loan báo đầu tiên là gì

“Can đảm lên! Đứng dậy, ngài gọi anh!”

Tin Mừng theo Thánh Máccô kể về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu với anh Batimê ở Giêrikhô (Mc 10,46-52). Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện kể về việc chữa lành người mù, cũng không phải là việc chữa các môn đệ khỏi mù lòa trước mầu nhiệm của Đức Giêsu. Đúng hơn, Thánh sử Máccô muốn nhấn mạnh rằng sự mù lòa của con người có thể được chữa lành nếu họ đi theo Đức Giêsu, đón nhận địa vị làm Chúa của Ngài, dấn mình sâu hơn vào mầu nhiệm con người và sứ vụ của Ngài. Thật thế, các môn đệ được chữa khỏi sự mù lòa của họ một cách tiệm tiến qua từng giai đoạn, theo cùng một cách thức mà mầu nhiệm Đức Giêsu được mạc khải cho họ từng bước một.

Việc Đức Giêsu đi ngang qua Giêrikhô đã trở thành Lời loan báo đầu tiên cho Batimê. Từ việc biết mình mù lòa, Batimê sẵn sàng mở lòng ra đón nhận Tin Mừng và hô lớn lên cho đến khi Đức Giêsu nhìn thấy anh và dủ lòng thương. Một khi đã được chữa khỏi chứng mù lòa, anh Batimê đã trở thành môn đệ “và đi theo Ngài trên con đường Ngài đi” (Mc 10,52). Cũng chính với cách thức này, Lời loan báo đầu tiên chính là việc đem con người đến gặp Đức Giêsu, Đấng nói với họ: “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!”.29

Lời loan báo đầu tiên như sự “phải lòng”

Cũng giống như việc chữa lành cho anh Batimê, người ta có thể so sánh Lời loan báo đầu tiên với việc đem lòng yêu ai đó ngay trong cái nhìn đầu tiên, hay còn gọi là “phải lòng”.30 Khi hai người xuất xứ từ những môi trường khác nhau, họ gặp nhau và cách nào đó, họ cảm thấy giữa họ nảy sinh mối tình cảm dành cho nhau. Sự tò mò lúc ban đầu trở thành mối quan tâm, ước muốn được biết về nhau nhiều hơn nữa. Tất cả bắt đầu từ mức độ cảm giác, từ bình diện kinh nghiệm. Tựa như tình yêu được tiến triển chỉ khi hai người học cách chấp nhận nét độc đáo của nhau, những khác biệt của người này làm phong phú cho người kia. Như thế, Lời loan báo đầu tiên luôn bao hàm việc hội nhập văn hóa ngang qua sự ý thức và thấu hiểu ngôn ngữ, văn hóa, nhu cầu và tiềm năng của những con người mà Lời loan báo đầu tiên hướng tới, cũng như khả năng phân biệt các hạt giống của Lời trong bối cảnh của họ.

Cuối cùng, khi chàng thanh niên nói với người con gái mình yêu “Anh yêu em”, anh ta công khai diễn tả bằng lời nói, xem ra rất bình thường, nhưng thực tế lại là kết quả của nhiều bước trước đó, trong đó có cả sự ngượng ngùng và đôi lần lúng túng, để có được sự hiểu biết về nhau sâu xa hơn. Đối với một người đang yêu, đây không chỉ là một lời sáo rỗng; nhưng là để lộ ra, biểu lộ và mang đến cho cuộc sống một ý nghĩa sâu hơn về những thời khắc tốt đẹp mà họ đã cùng nhau thưởng nếm trước đó. Dẫu cho câu nói này nhiều khi bị lạm dụng và có nguy cơ làm mất đi ý nghĩa đích thực của nó, thì đối với hai người này, “Anh yêu em” đã trở thành một lời mời gọi nghiêm túc đòi hỏi sự đáp trả của người kia.

Tựa như cuộc gặp gỡ của Batimê với Đức Giêsu, hay giống như cuộc gặp gỡ giữa hai người không hề hoạch định để phải lòng nhau, Lời loan báo đầu tiên không hề được hoạch định và sắp đặt. Nó càng không phải là một chương trình, cũng không phải là phương pháp, cũng không phải là một hoạt động hay một lễ nghi. Bởi vậy, chúng ta không phải là người làm ra Lời loan báo đầu tiên. Lời này xảy đến với con người trong “từng khoảnh khắc của mỗi ngày sống với đức tin, đức cậy và đức ái Kitô Giáo”,31 lúc thuận tiện hay lúc không thuận tiện (2 Tm 4,2), đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc sống đời thường, trong những hình thức khác nhau, tùy theo văn hóa, bối cảnh, nhịp điệu của cuộc sống, tình hình lịch sử và xã hội của người trực tiếp nhận được lời loan báo. Đó là một lời mời gọi, tự do và đầy kính trọng, dành cho người đối thoại để họ có thể tự do quyết định nhận lời hay chối từ. Có thể minh họa bằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người phụ nữ Samari tại bờ giếng Giacóp (Ga 4,3-42).

đầu tiên không chỉ bởi vì được nghe lần đầu tiên; nó cũng không hàm ý theo nghĩa chặt của hạn từ chỉ thời gian. Nhưng đó là khoảnh khắc phải xảy ra trước tất cả các điều kiện không thể thiếu khác, mà qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần, có thể thắp lên mối quan tâm ban đầu đến nhân vị của Đức Giêsu Kitô. Lời loan báo đầu tiên được ví tựa như tia lửa bỗng bùng cháy lên sau nhiều lần bật quẹt. Đó là thời khắc mà ngang qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần, trái tim con người mở ra cho nhân vị của Đức Giêsu, sau khi gợi lên mối quan tâm khởi đầu đối với con người Đức Giêsu, hoặc khơi lên nơi họ những câu hỏi liên quan đến vị trí mà họ đã dành cho Thiên Chúa trong cuộc đời của mình.32 Vì thế, việc phân định để chọn đúng thời điểm và cách thức thích hợp nhất để cổ võ cho Lời loan báo đầu tiên là yếu tố quan trọng để đạt tới hiệu quả của nó.

Vì thế, trước tiên cần phải kiến tạo một môi trường, một bầu khí trong đó có sức khơi lên và cổ cõ ước muốn được biết về Đức Giêsu Kitô. Chắc chắn là một sự hiểu biết rõ ràng về Kitô học thì quan trọng đối với người Kitô hữu. Tuy nhiên, vấn đề chính yếu đối với Lời loan báo đầu tiên không phải là một công thức đúng về niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Thật vậy, mối bận tâm của Lời loan báo đầu tiên không phải là để công bố Đức Giêsu là ai, nhưng là làm thế nào để giúp người khác khám phá Đức Giêsu Kitô và để cho họ được thu hút bởi chính con người của Ngài, Đấng duy nhất dẫn họ đến với đức tin.

Chứng từ cuộc sống, tương quan liên ngôi vị và đối thoại là những chuẩn bị tâm hồn cho Lời loan báo đầu tiên. Đức tin không phải là kết quả của một chương trình giáo dục hay một nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, đức tin chẳng phải là một chọn lựa đạo đức, càng không phải là một bài giáo huấn hay là một bài trình bày lôgic hoặc một lập luận trên đề tài đức tin mà có sức khơi lên ước muốn được biết Đức Giêsu Kitô.33 Đức tin không gì khác hơn là kết quả của một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng đã mặc khải cách tự do chính bản thân Người trong Đức Giêsu Kitô.34

Tựa như một người thanh niên cảm thấy căng thẳng khi phải xác định giây phút thích hợp để bộc bạch tình yêu của mình với người yêu thế nào, thì người Kitô hữu cũng thế, họ hãy sống đời sống mình trong thái độ truyền giáo thường trực, nghĩa là luôn luôn chú tâm, để phân định đâu là cơ hội thích hợp nhất cho Lời loan báo đầu tiên. Như một người lính gác luôn sẵn sàng trao ban lý do cho niềm hy vọng của mình.35 Sau khi đã hiểu biết nhau nhiều hơn, khoảnh khắc tuyệt vời đã đến và cuối cùng là lúc người con trai nói với người yêu của mình: “Anh yêu em”. Không có một kế hoạch chính xác nào để bộc bạch cảm xúc của mình cho người yêu. Tuy nhiên, khi có ý tưởng kiên định này, người đang yêu sẽ luôn luôn tỉnh thức để nắm bắt thời khắc thích hợp, hầu có thể công bố lời yêu của mình với người yêu.

Lời “anh yêu em” này không phải là điểm kết thúc nhưng là khởi đầu của một tiến trình, dẫn đến việc tán tỉnh, hứa hôn và kết hôn; đó là nền tảng của một cuộc hôn nhân hạnh phúc và lâu bền. Đặc biệt là nhiều năm sau khi cưới, đôi vợ chồng cũng cần thường xuyên làm sống lại lời tỏ tình đầu tiên này, để củng cố tình yêu của nhau và giúp nhau đối diện với những nghịch cảnh của cuộc sống.

Tương tự như vậy, Lời loan báo đầu tiên cần phải được đào sâu qua các giai đoạn khác nhau của quá trình phúc âm hóa (hoán cải, dự tòng, rửa tội, sống các Bí tích Khai tâm và học giáo lý) được tiếp diễn trong suốt cuộc đời. Trong cách thức tương tự, một người đã được rửa tội mà không nhận được Lời loan báo đầu tiên theo cách thức thích hợp sẽ khiến họ thiếu nền tảng đức tin vững chắc. Nếu không có sự chọn lựa khởi đầu này, một sự chọn lựa dẫn đến hoán cải và đi đến niềm tin cá vị ban đầu, thì giáo lý sẽ có nguy cơ trở thành cằn cỗi. Dưới ánh sáng này, ngay cả những tín hữu vẫn thường xuyên lui tới các giáo xứ của chúng ta, những khóa học giáo lý và những bài học về tôn giáo, cũng như tất cả các tín hữu trong tất cả các trung tâm của chúng ta, vẫn cần được đón nhận Lời loan báo đầu tiên của Tin Mừng để có thể đào sâu niềm tin của họ và để tháp nhập cách cá vị vào Đức Giêsu Kitô.

Một định nghĩa về Lời loan báo đầu tiên

Lời loan báo đầu tiên có thể định nghĩa như lời chứng của mỗi Kitô hữu và của toàn thể cộng đoàn tín hữu; hay như mỗi hoạt động hoặc một nhóm các hoạt động cổ võ cho những kinh nghiệm tràn ngập niềm phấn khởi về Đức Giêsu. Qua tác động của Thánh Thần, Đấng khơi dậy khát khao tìm kiếm Thiên Chúa và sự chú tâm đến Con Người của Ngài, trong khi vẫn bảo vệ quyền tự do lương tâm, và cuối cùng, nhằm dẫn đến sự kết hợp bước đầu với Ngài hoặc hồi sinh niềm tin vào Ngài.

Vì thế, Lời loan báo đầu tiên, trước tiên là một phong cách sống có khả năng thiết lập một lối tương quan tốt đẹp như Đức Giêsu trong Tin Mừng vốn cho phép chúng ta gắn bó sâu sắc và được biến đổi trong mối tương quan với Ngài như anh mù Batimê, người phụ nữ Samari, ông Nicôđêmô và ông Dakêu. Đó là cách thức mà Giáo Hội tự giới thiệu mình như một tổ chức, khởi đi từ những sự kiện tỏ mình cách công khai, bởi vì qua những lần tỏ lộ ấy mà Lời loan báo đầu tiên được xã hội nhận biết. Đây cũng là một hoạt động mục vụ với những sáng kiến cụ thể nhằm khơi dậy sự chú ý đến Đức Giêsu. Cần lưu ý rằng Lời loan báo đầu tiên này sẽ được phát huy cách hiệu quả nếu hành trình đức tin đi theo một phương pháp sư phạm tiệm tiến. Đó là khả năng chú ý tới bối cảnh văn hóa, lịch sử và xã hội của người đón nhận.36

đầu tiên không theo nghĩa hẹp của thời gian, và không chỉ vì lời đầu tiên ấy dẫn đến cuộc hoán cải, cũng không phải vì nó bắt đầu cho tiến trình Phúc Âm hóa kéo dài trong suốt cuộc đời. Nhưng đầu tiên là vì đó là lời loan báo chính yếu hay nền tảng, (với cách thức mà thuật ngữ nhịp cầu được hiểu như những người Hy Lạp cổ). Nó trở thành nhân tố tạo nên hành vi đầu tiên của niềm tin cá vị vào Đức Giêsu Kitô.37

Bởi mục tiêu nhắm đến của Lời loan báo đầu tiên là làm thế nào để dẫn dắt người khác khám phá và được cuốn hút bởi con người của Đức Giêsu. Rõ ràng là Lời loan báo đầu tiên, “trước hết, không phải là một sứ điệp cơ bản tập trung vào một “công thức ngắn gọn” (Kerygma, lời công bố Phục Sinh) mà còn theo sau đó là một một loạt “những lời giải thích” mang đặc nét phụng vụ, thiêng liêng, đạo đức, truyền giáo cho đời sống Kitô hữu (cuốn didaché, giáo huấn của các tông đồ).38

Hướng đến ai?

Mọi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn tín hữu đều là chủ thể của Lời loan báo đầu tiên, ngay cả khi trong Giáo Hội, sứ mệnh thăng tiến công việc truyền giáo được ủy thác cho một số thành viên nào đó.39 Những ngày học tập nghiên cứu tại Praga (2010), tại Rôma (2015) đã xác định rằng tự bản chất, Lời loan báo đầu tiên ưu tiên hướng đến:40

  • những người không biết Đức Giêsu Kitô (người ngoài Kitô Giáo);
  • những Kitô hữu chưa nhận được đầy đủ Lời loan báo đầu tiên của Tin Mừng, do đó
    • những người đã biết Đức Giêsu nhưng sau đó bỏ Ngài (những người đã bỏ đạo);
    • những người được gọi là Kitô hữu hoặc người Công Giáo, nhưng không sống đạo, hoặc không lãnh nhận các bí tích, cũng không tham gia vào đời sống và hoạt động của giáo xứ;
    • những người có căn tính Kitô Giáo yếu ớt và dễ bị tổn thương;
    • những người nghĩ rằng họ đã biết Đức Giêsu đầy đủ, nhưng lại sống đức tin như một thói quen đơn điệu hoặc như một điều gì đó đơn giản mang tính văn hóa;
  • những người đang tìm kiếm một Đấng, hoặc điều gì đó mà họ cảm nhận nhưng không có khả năng gọi đúng tên;
  • những người đang sống một cuộc sống thường ngày mà không có ý nghĩa gì.

Đối với những người không biết Đức Kitô, Lời loan báo đầu tiên chính là tia lửa dẫn họ đến sự hoán cải và bắt đầu tiến trình được Tin Mừng hóa. Đối với những người đã được rửa tội nhưng đã bỏ việc thực hành đức tin hoặc chỉ sống đạo như một điều gì đó mang tính văn hóa, thì Lời loan báo đầu tiên giúp họ phục hồi đức tin và đào sâu sự gắn kết ban đầu của họ với Đức Giêsu Kitô.41

Tính thời sự của Lời loan báo đầu tiên

Lời loan báo đầu tiên thì rất có tính thời sự vì nó làm nổi bật tầm quan trọng của cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Kitô, chứ không phải các học thuyết làm nảy sinh niềm tin vào Ngài.

Trong các phân tích cuối cùng cho thấy Lời loan báo đầu tiên tập trung vào bốn yếu tố:

  • trên con người, qua việc chú ý đến bối cảnh xã hội-văn hóa-tôn giáo và những biến cố của đời sống thường nhật của họ, vì Lời loan báo đầu tiên này được gieo vào lòng của người đón nhận;42
  • trên bản thân của người tín hữu Kitô, những người thực hành đời sống đức tin và nỗ lực sống đời Kitô hữu như một người môn đệ truyền giáo. Nó tập trung vào chính người tín hữu Kitô chứ không phải trên những khả năng nhân loại hay những “kỹ thuật” giúp đạt tới Lời loan báo đầu tiên;43
  • trên cuộc gặp gỡ “cá vị với Thiên Chúa, Đấng chạm đến nơi sâu thẳm nhất của đời sống tôi và đặt tôi trước sự hiện diện của một Thiên Chúa hằng sống, hoàn toàn gần gũi để tôi có thể thưa chuyện với Ngài, yêu mến Ngài và đi vào sự hiệp thông với Ngài”. Sự tiếp xúc sâu sắc này làm nảy sinh đức tin. Như vậy, “Giáo Hội phải dẫn vào cuộc gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô và đưa mọi người đến với sự hiện diện của Ngài trong các bí tích”.44
  • trên Chúa Thánh Thần, Đấng thực sự là nhân vật chính của Lời loan báo đầu tiên, chứ không phải là người tín hữu hay nhà giảng thuyết nào đó. Ngang qua sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Đấng “hành động thế nào tùy Ngài muốn, ở thời điểm và nơi chốn Ngài muốn”,45 để làm cho lối sống của người Kitô hữu và các hoạt động của cộng đoàn tín hữu trở thành Lời loan báo đầu tiên. Cũng cùng một Thần Khí ấy đã ban sức mạnh cho các tín hữu để họ không còn rụt rè loan báo rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa, khi Thiên Chúa mở cửa lòng của một ai đó.46

Với sự hiểu biết này về Lời loan báo đầu tiên, thì chẳng còn quan trọng mấy chuyện một người nào đó ở trường học, giáo xứ hay tại trung tâm trẻ, hoặc ở các điểm truyền giáo, hoặc giả như người ta được lôi cuốn vào việc loan báo Tin Mừng ngang qua việc giáo dục, các hoạt động mục vụ, thăng tiến và phát triển con người. Điều quan trọng hơn cả vẫn là sống như một người Kitô hữu và như một tu sĩ “với tâm thế truyền giáo thường trực”. Bằng cách này, mỗi người và từng cộng đoàn sẽ là một trung tâm chiếu tỏa đời sống Kitô hữu, tạo điều kiện thuận lợi cho Lời loan báo đầu tiên.47

Con đường để dõi theo

Sống Lời loan báo đầu tiên có nghĩa là bước qua bờ bên kia. Điều này cần thiết phải có một tiến trình hoán cải liên tục của mỗi cá nhân, cộng đoàn, các hoạt động mục vụ và phục vụ truyền giáo, có sức thúc đẩy chúng ta mở ra cho những biên cương mới của xã hội. Vì thế, như những chứng nhân của Đức Giêsu, tất cả những gì chúng ta là và tất cả những gì chúng ta làm đều trở thành Lời loan báo đầu tiên.48 Trong ánh sáng này, sự biến đổi trái tim và tâm trí là điều thiết yếu. Nó đòi chúng ta phải vượt qua:

  • từ sự lơ là trong suy tư và làm kinh nghiệm về Lời loan báo đầu tiên đến việc thúc đẩy những cơ hội để suy tư và chia sẻ kinh nghiệm về Lời loan báo đầu tiên;49
  • từ một cuộc sống “tầm thường” sang một lối sống cá nhân và cộng đoàn có tính khả tín, hấp dẫn và có sức lôi cuốn, có khả năng dẫn người khác đến sự tò mò muốn biết về động lực và nguyên do thúc đẩy đến một lối sống như thế;50
  • từ một tầm nhìn về sứ mệnh loan báo Tin Mừng và giáo dục tập trung vào chương trình đến sự chú tâm vào mục vụ, tạo thuận lợi cho một khoa sư phạm của Lời loan báo đầu tiên.51

Chú thích

29 MARIA KO HA FONG, “Courage! Lève-toi, il t’Appelle!” in M. LOES (a cura di), Journées d’Etudes sur la Première Annonce du Christ en Afrique et à Madagascar (Rôma: SDB-FMA, 2014), 161-165.

30 ALFRED MARAVILLA, “El Primer Anuncio como Fundamento del Discipulado Misionero”, 47-48.

31 UNITED STATES CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS, Committee on Evangelization and Catechesis, Disciples Called to Witness. The New Evangelization (Washington D. C: USCCB, 2012) Parte IV, 11.

32 JOSEPH HERVEAU, Moment 3. Le Bulletin de la Première Annonce, n. 1 (aprile 2012), 2; ANDRE FOSSION, “La Désirabilité de la Foi Chrétienne comme Condition de l’Evangélisation et de l’Initiation à l’Expérience Chrétienne”, Revue Théologique de Louvain, vol 44 (2013): 45-53.

33 JOSEPH PHUOC, ALMA CASTAGNA, “Emerging Insights and Perspectives during these Study Days in View of a Renewed Missionary Praxis”, in a. Maravilla (a cura di), Study Days on the Salesian Mission and the Initial Proclamation of Christ in East Asia (Rôma: SDB-FMA, 2013), 114.

34 BENEDETTO XVI, Enciclica Deus Caritas Est (Vaticano: Libreria Editrice Vaticana, 2006), n. 1.

35 BENEDETTO XVI, Africae Munus, n. 30.

36 XAVIER MORLANS, El Primer Anuncio. El Eslabon Perdido (PPC: Madrid, 2009), 29-31; SERGE TYVAERT, “De la Première Annonce à la Nouvelle Évangelisation”, Cahiers Internationaux de Théologie Practique, n. 10 (2012): 97-99; UBALDO MONTISCI, “Mục vụ Giới trẻ và Thành phố: Thách đố và Niềm vui của Lời loan báo đầu tiên”, Những ngày Học hỏi về Lời loan báo đầu tiên tại Thành phố, 153-154; EDMUND ARENS, “Dall’Istruzione all’Interazione. Cambiamento di Paradigma nella Comunicazione della Fede nella Cultura Moderna” in CORRADO PASTORE, ANTONIO ROMANO (a cura di), La Catechesi dei Giovani e i New Media (Elledici, Torino, 2015), 22-26. Tác giả nói về bảy mẫu thức để thông tri đức tin ngày nay: Sự tường thuật, sự hồi tưởng, cử hành, sự loan báo, chứng tá, tuyên xưng và sự chia sẻ.

37 Ibid, 153-160; CARMELO TORCIVIA, Teologia della Catechesi. L’Eco del Kerygma (Torino: Elledici, 2016), 6-7, 102. Nella filosofia greca ἀρχή è il principio o elemento fondamentale da cui tutto ha origine, o ciò da cui si formano tutte le cose.

38 VESCOVI DELLE DIOCESI LOMBARDE, “La Sfida della Fede: il Primo Annuncio”, 726.

39 UBALDO MONTISCI, LORENZINA COLUSI, “Orizzonti di Primo Annuncio per la Famiglia Salesiana in Europa Oggi: Condizioni, Strategie, Metodologie, Contenuti”, in Missione Salesiana in Situazioni di Frontiera e Primo Annuncio Cristiano in Europa Oggi, 92.

40 ALFRED MARAVILLA, “Dio Vive con il suo Popolo in Questa Città”, Giornate di Studio sul Primo Annuncio in Città, 22; PAOLO VI, Evangelii Nuntiandi, n. 52-53.

41 PAMELA VECINA, JOHN CABRIDO, “Emerging Insights and Perspectives during these Study Days in View of a Renewed Missionary Praxis” in a. Maravilla (a cura di), Study Days on the Salesian Mission and the Initial Proclamation of Christ in Oceania (Rôma: SDB-FMA, 2013), 107.

42 GIULIO ALBANESE, “Evangelizzazione Urbana. Città terra di Missione”, in Giornate di Studio sul Primo Annuncio in Città, 78-81.

43 FRANCESCO, Evangelii Gaudium, no. 24, 50; UBALDO MONTISCI, “La Pastorale Giovanile e la Città: La Sfida e la Gioia del Primo Annuncio”, in Giornate di Studio sul Primo Annuncio in Città, 179.

44 JACQUES SERVAIS, “Intervista al Papa Emerito Benedetto XVI. La Fede non è un’Idea ma la Vita”, in L’Osservatore Rômano (17 marzo 2016) 4.

45 FRANCESCO, Evangelii Gaudium, n. 279.

46 PAOLO VI, Evangelii Nuntiandi, n. 75.

47 FRANCESCO, Evangelii Gaudium, no. 25; CONFERENCIA GENERAL DEL EPISCOPADO LATINOAMERICANO Y DEL CARIBE, V Conferencia General. Documento Conclusivo (Lima: Conferncia Episcopal Peruana, 2007), n. 551, 362.

48 ANA MARIA FERNANDEZ, ISABEL MADRID CISNEROS, RAFAEL ANDRÉS BORGES, “Ensancha sin Miedo el Espacio de tu Tienda”, Jornadas de Estudio del Primer Anuncio al Discipulado en América y Caribe, 173; “Prospettive Emergenti nelle Giornate di Studio: La Città, Spazio e Opportunità per il Primo Annuncio”, 208.

49 PAMELA VECINA, JOHN CABRIDO, “Emerging Insights and Perspectives during these Study Days in View of a Renewed Missionary Praxis”, 106; ANA MARIA FERNANDEZ, ISABEL MADRID CISNEROS, RAFAEL ANDRÉS BORGES, “Ensancha sin Miedo el Espacio de tu Tienda”, 178.

50 Ibid, 173, 174.

51 Ibid, 175.

Chương II. Suy tư thần học - mục vụ trên Lời loan báo đầu tiênChương IV. Lời loan báo đầu tiên trong những bối cảnh Kitô Giáo